UBND HUYỆN BÌNH GIANG
TRƯỜNG TIỂU HỌC KẺ SẶT
BÀI TRUYỀN THÔNG
GIÁO DỤC SỨC KHỎE BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT
1) Sốt xuất huyết là gì?
- Là tên thường gọi của bệnh sốt kèm theo các biểu hiện xuất huyết
- Là bệnh truyền nhiễm cấp tính gây dịch do virut gây ra.
- Bệnh truyền từ người bệnh sang người lành qua muỗi vằn.
2) Sốt xuất huyết có ở đâu?
- Bệnh xảy ra ở tất cả các nước nằm trong vùng nhiệt đới. Ở VN xảy ra ở hầu hết các tỉnh. Bệnh xảy ra quanh năm, thường bùng phát dịch lớn vào mùa mưa, từ tháng 4 đến tháng 11 trong năm.
3) Tại sao bệnh SXH lại nguy hiểm?
- Bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và văcxin phòng bệnh.
- Bệnh có thể gây thành dịch lớn làm nhiều người mác cùng lúc, gây khó khăn cho việc chăm sóc và điều trị, giảm sức lao động, ảnh hưởng đến sức khỏe, làm thiệt hại về kinh tế xã hội và gây tử vong cao, đặc biệt là trẻ em.
4) Làm sao nhận biết người bị mắc SXH?
- Khi thấy dấu hiệu:
+ Thể nhẹ: sốt cao đột ngột, kéo dài trong 2-7 ngày, khó hạ sốt, đau đầu có tể có dấu hiệu phát ban.
+ Thể nặng bao gồm các dấu hiệu trên và kèm theo:
Chấm xuất huyết ngoài da, chảy máu cam, chảy máu chân răng, vết bầm chỗ tiêm, nôn ra máu, đi ngoài phân đen.
Đau bụng, buồn nôn, chân tay lạnh, vật vã, hốt hoảng.
5) Khi nào thì nghi ngờ SXH?
Khi có các triệu chứng:
Bị sốt cao đột ngột không rõ nguyên nhân.
Xung quanh cũng có thể có vài người sốt cao.
Vùng này trước đây đã từng có dịch SXH.
Vừa từ vùng có dịch SXH trở về.
6) Vậy làm gì khi nghi ngờ bị SXH:
Đưa ngay người ốm đi khám bệnh. Trường hợp nhẹ có thể chăm sóc tại nhà như sau:
- Nghỉ ngơi tại nhà.
- Cho uống nhiều nước, uống dung dịch oresol, nước trái cây. Cho ăn nhẹ như cháo, sữa.
- Hạ sốt với paracetamol, lau mát khi sốt cao. (không dùng átpirin để hạ sốt).
Theo dõi bệnh nhân nếu có bất kì dấu hiệu xuất huyết nào hoặc khi có diễn biến nặng cần đưa ngay đến bệnh viện để khám và điều trị.
7) Tại sao mọi người bị mắc SXH?
- Do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm virut sau đó truyền bệnh qua người lành qua vết đốt. (Muỗi truyền bệnh SXH có đặc điểm gì: Muỗi màu đen, trên thân và chân có những khoang trắng, vì vậy thường được gọi là muỗi vằn. Muỗi vằn trú đậu trong nhà, trên quần áo, chăn màn, dây phơi và đồ dùng trong nhà. Muỗi vằn hút máu vào ban ngày, mạnh nhất vào sáng sớm và chiều tối. Muỗi đẻ trứng trong các dụng cụ chứa nước ở trong và xung quanh nhà như chum, vại, giếng,...)
8) Làm gì để phòng bệnh SXH?
- Tránh muỗi đốt bằng cách:
+ Mặc quần áo dài.
+ Ngủ màn kể cả ban ngày.
+ Cho người bệnh nằm màn.
+ Dùng màn tẩm hóa chất diệt muỗi.
+ Diệt muỗi, bọ gậy (lăng quăng) ở các dụng cụ chứa nước trong nhà.
- Vận động mọi người xung quanh cùng diệt lăng quăng và loại bỏ mọi dụng cụ chứa nước không cần thiết.
- Không có muỗi, bọ gậy, không có muỗi vằn, không có sốt xuất huyết.
Hiệu trưởng Cán bộ y tế
Vũ Đình Thuấn Phạm Thị Bến